Đấu tranh chống âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam và giải pháp ngăn chặn

08:13 |

Đấu tranh chống âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam và giải pháp ngăn chặn

Đấu tranh chống âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam và giải pháp ngăn chặn

A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Suốt mấy thập kỷ qua, sau thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng lực lượng quân sự, các thế lực thù địch vẫn âm thầm hoặc rùm beng, tiếp tục triển khai “Diễn biến hòa bình”, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta bước đầu làm quen với kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa. Phương châm chống phá của chúng là: “lấy chống phá về chính trị tư tưởng là hàng đầu, kinh tế là mũi nhọn, ngoại giao là hậu thuẫn, dân tộc tôn giáo là ngòi nổ để kết hợp bạo loạn lật đổ, uy hiếp răn đe và tạo nên sức mạnh quân sự.  Không ngẫu nhiên chúng coi Tư tưởng – văn hóa là trọng điểm tấn công trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Bởi “văn hóa không chỉ là nền tảng để phát triển dân tộc, mà văn hóa đồng thời là công cụ quan trọng nhất để bảo vệ dân tộc. Mất văn hóa có nghĩa là mất nước”.
Những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch thực hiện chiến lược "Diễn biến hoà bình"  trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá đã và đang đưa tới những tác động mà văn hoá dân tộc hàng ngàn năm nay chưa tiếp xúc: tạo ra nguy cơ thẩm thấu, gặm nhấm các giá trị xã hội xã hội chủ nghĩa và bản sắc văn hoá dân tộc, làm cho người ta quên đi các nghĩa vụ, quên đi gốc gác của mình. "Diễn biến hoà bình" gây ra các mâu thuẫn xã hội, hậu thuẫn chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa ly khai, kiên trì tấn công “gột rửa” tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng lao động nhằm dẫn đến sự phai nhạt lý tưởng, khủng hoảng tư tưởng, đánh mất phương hướng. Trước tình hình đó,  Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ ( Khóa VII ), Đảng ta đã khẳng định “Diễn biến hòa bình” là một trong bốn nguy cơ lớn của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Đến Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: 
“ Trong thế kỷ XXI, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp giữa Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội hiện nay trở nên quyết liệt và phức tạp hơn. Mặt trận nóng bỏng của cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, là “ cuộc đấu tranh không khói súng”.
Để đảm bảo thắng lợi của công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải nghiên cứu để nhận thức rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn "Diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, từ đó chủ động tiến hành cuộc đấu tranh chống "Diễn biến hoà bình", đặc bịêt trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá một cách có hiệu quả nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghiên cứu âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính thời sự vừa có ý nghĩa chiến lược cơ bản lâu dài đối với nước ta hiện nay. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “ Đấu tranh chống âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam và giải pháp ngăn chặn”  làm đề tài nghiên cứu cho mình.  
“Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nói chung và trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa nói riêng là một đề tài không mới. Tuy nhiên, tiểu luận sẽ cung cấp cho ta một chỉnh thể có hệ thống về những quan điểm, đường lối, sách lược giải quyết vấn đề “Diễn biến hòa bình”, cũng như những bài học kinh nghiệm và giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa. Từ đó giúp ta có những bước đi phù hợp hơn.
Mặc dù thế, do tầm quan trọng hết sức to lớn, phạm vi nghiên cứu đề tài rộng, đặc biệt với lượng kiến thức của một sinh viên, trong một thời gian chuẩn bị không nhiều, cũng như do lượng tài liệu nghiên cứu hạn chế nên tiểu luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để tiểu luận đạt được hiệu quả cao hơn.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Chiến lược  “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch luôn được sự quan tâm nghiên cứu Đảng, Nhà nước và các ban ngành, đoàn thể, các nhà khoa học . Đặc biệt là từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, sau sự sụp đổ của chế  độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch ở Việt Nam. Tiêu biểu có :
“Chống “Diễn biến hoà bình” nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, ( Trung tướng: Dương Thông - Tổng cục trưởng tổng cục phản gián - Bộ Nội vụ), Tạp chí quốc phòng toàn dân, số 12 – 1993.
“Chống chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta”, Tạp chí công tác tư tưởng văn hoá, số 2 – năm 1994. 
“Đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng”, Tạp chí quốc phòng toàn dân, số 5 – năm 1994.
Thông báo kết luận của Ban bí thư về nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá; Tạp chí thông tin công tác tư tưởng lý luận năm 2003.
“Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch”, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung uơng, do TS. Hồng Vinh làm chủ biên, Hà Nội, tháng 1 – 2005.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích  dưới góc độ chính trị - xã hội những vấn đề có tính quy luật để từ đó làm rõ những âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá.
Với mục đích đó tiểu luận trình bày khái quát âm mưu, bản chất, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, ảnh hưởng của “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá đối với nội bộ ta. Từ đó rút ra một số hạn chế và bài học kinh nghiệm trong công tác chống âm mưu “diễn biến hoà bình”,  đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đấu tranh có hiệu quả làm thất bại âm mưu “ diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá ở nước ta hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được triển khai dựa trên hệ thống phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng như sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp; khái quát và kết hợp, khảo sát - thống kê một số tài liệu là bài viết của các tác giả là các nhà khoa học chính trị đầu nghành trên các tạp chí chuyên môn.
5. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận gồm có 3 phần:
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung bao gồm:
Chương 1. Nhận thức về chiến lược "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch 
Chương 2. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện "Diễn biến hoà bình" của các thể lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá ở Việt Nam 
Chương 3. Đấu tranh chống "Diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá – tư tưởng ở nước ta hiện nay, kinh nghiệm và giải pháp
C. Phần kết luận





       B. NỘI DUNG

Chương1.
NHẬN THỨC VỀ CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

1. Thuật ngữ "Diễn biến hòa bình"
"Diễn biến hòa bình" là chiến lược tiến công trên quy mô toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế  lực thù địch, đứng đầu là Mỹ, nhằm chống phá các phong trào của nhân dân lao động, các dân tộc trên thế giới đang dấu tranh tự giải phóng mình khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản; chống sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội làm thất bại và đổ vỡ từ bên trong chế độ chủ nghĩa xã hội ; làm biến dạng và tan vỡ Đảng cộng sản, thiết chế nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa thông qua những tác động kinh tế và những thẩm thấu về tư tưởng – văn hóa tư sản một cách lâu dài và tinh vi.
2. Bản chất của chiến lược " Diễn biến hòa bình”
Những ý tưởng ban đầu về "Diễn biến hoà bình" do các nhà hoạch định chiến lược phương Tây soạn thảo từ những năm 40 của thế kỷ XX. Sau đó được tiếp tục bổ sung, nâng lên và hoàn chỉnh thành chiến lược vào thập kỷ 80, khi các thế lực đế quốc, thù địch quốc tế trong cục diện đối đầu giữa hai hệ thống thế giới, đã nhận ra rằng, khó có thể chỉ dùng biệ pháp vũ lực đẻ tiêu diệt chủ nghĩa xã hội , mà phải thay đổ chiến lược, chuyển từ tiến công quân sự là chủ yếu sang tiến công bằng "Diễn biến hoà bình". Nghĩa là thực hiện xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa mà không phải phát động chiến tranh, chỉ cần "Diễn biến hoà bình" để chuyển hóa dần chủ nghĩa xã hội sang quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ "Diễn biến hoà bình" được sử dụng rộng rãi để thực hiện chiến lược mới của chủ nghĩa đế quốc sau "Chiến tranh lạnh" trong âm mưu chống phá chủ nghĩa xã hội và các nước độc lập có xu hướng tiến bộ, muốn thoát ly ảnh hưởng của Mỹ và Phương tây. Để làm rõ bản chất của chiến lược này, người ta đã dùng nhiều thuật ngữ như "Chiến tranh không tiếng súng", "Chiến tranh nhung lụa", "Chiến tranh qua tay người khác"…
 Mục tiêu của chiến lược do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vạch ra so với trước không hề thay đổi, đó là tiêu diệt của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ sự tồn tại vĩnh hằng của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản và sự thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc . Nét mới của chiến lược "Diễn biến hoà bình" so với các chến lược chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội  trước đây là ở chỗ: giành được chiến chiến thắng mà không cần đến chiến tranh bằng sức mạnh quân sự là chủ yếu. Bởi lẽ qua thực tế dùng chiến tranh kiểu đó hao người tốn của, cuối cùng là thất bại, lại bị thế giới lên án. Còn dùng chiến lược "Diễn biến hoà bình" họ có thể phát huy ưu thế vượt chội về kinh tế, tài chính, khoa học – công nghệ … và sự chi phối của các cường quốc tư bản đối với các tổ chức quốc tế.
 Trong cuốn sách “Năm 1999 - chiến thắng không cần chiến tranh” của R.Nixơn, qua khảo sát của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Năm 1983, R.Nixơn cho rằng, thời cơ "diễn biến hòa bình" ở Đông Âu đã chín muồi, Liên Xô cũng đang tiềm tàng khả năng diễn biến hòa bình. R.Nixơn đặc biệt coi trọng Đông Âu , cho đây là đột phá khẩu thực hiện “diễn biến hòa bình”. Ông ta viết : “Những nguời cộng sản Đông Âu đã hoàn toàn mất niềm tin. Ngày nay phần lớn họ đã trở thành những người tham lam và quan liêu. Ý nghĩa niềm tin về Đảng cộng sản bị sụp đổ… một thế hệ những người Đông Âu dang trỗi dậy không phải là các nhà tư tưởng mà là các nhà thực tiễn cho "diễn biến hòa bình". Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa  ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cộng sản quốc tế lâm vào thoái trào, các thế lực đế quốc càng có điều kiện đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", trước hết nhằm vào các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
   Chiến lược này được họ chú trọng triển khai trên hai mặt: một là, tác động từ bên ngoài vào thông qua sự chỉ đạo các hoạt động đầu tư, cho vay vốn,viện trợ kinh tế, chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh tế, trợ giúp y tế, tài trợ du học, giao lưư văn hóc, cưứ trợ nhân đạo…, qua những hình thức này, từng bước thâm nhập vào kinh tế, chính trị - xã hội để tạo dựng cơ sở từ bên trong. Hai là, khuyến khích “tự diễn biến” trong nước, như cổ vũ cho ngừng phần tử chống đối gây mất ổn định an ninh chính trị xã hội, vi phạm pháp luật, những phần tử bất mãn, cơ hội về chính trị…đòi đa nguyên chính trị, đa đảng; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước, quân đội và toàn xã hội; chống đối pháp luật và sự quản lý‎ của Nhà nước; chia rẽ đoàn kết dân tộc, các tôn giáo, các thế hệ; hướng thanh, thiếu niên chạy theo lối sống thực dụng chủ nghĩa, hưởng thụ, trụy lạc…phai nhạt dần ‎‎‎‎ thức chính trị, mục tiêu l‎‎ý tưởng.
Thực tế cho thấy, tùy tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, tình hình mỗi nước, việc chuyển hóa chế độ chính trị không nhất thiết chỉ diễn ra dưới dạng chuyển hóa hòa bình, mà không xảy ra tình trạng hỗn loạn chính trị - xã hội; thậm chí gây bạo loạn phản cách mạng, lật đổ chế dộ. không loại trừ sự can thiệp vũ trang từ bên ngoài. Nhìn lại sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, chúng ta thấy quá trình sụp đổ - chuyển hóa đã diễn ra dưới các dạng:
- Diễn biến và chuyển hóa trước hết ở các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản, đi đến lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa thông qua bầu cử, có hậu thuẫn bên ngoài.
- Sử dụng áp lực quần chúng bị kích động, đòi Đảng cộng sản thay đổi hẳn đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
- Đánh đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa chủ yếu bằng bạo lọan chính trị lật đổ.
- Cướp chính quyền một cách "không đổ máu", bằng đảo chính cung đình.
- Dùng sức ép từ bên ngoài để bảo vệ chính phủ dân tộc, làm tan rã Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, chủ nghĩa đế quốc đã có sự điều chỉnh mới về phương thức, thủ đoạn trong thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", đó là tạo dựng nên các cuộc "cách mạng sắc màu". Hàng loạt các cuộc cách mạng sắc màu, cụ thể như: "cách mạng nhung tại Nam Tư năm 2000, tại Grudia năm 2003, cuộc cách mạng da cam tại Ucraina cuối năm 2004 đầu năm 2005…Các cuộc "cách mạng" trên với tên gọi khác nhau, nhưng về bản chất chỉ là một. Có thể nói đây chính là một sản phẩm "sáng tạo", hay có thể gọi là "công nghệ biểu tình" của phương Tây. Thực chất, đây chính là cuộc đảo chính chính trị nhằm lật đổ các chính quyền được coi là "khó bảo", thông qua các chiến dịch vận động tranh cử dược tài trợ bởi các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, với sự tham gia của các cố vấn, các nhà xã hội học, các nhà ngoại giao của các nước phương Tây. Theo quan điểm của Mỹ và phương tây, cách mạng sắc màu là để "thúc đẩy dân chủ", thực hiện "dân chủ hóa toàn thế giới". Với việc thực hiện các cuộc "cách mạng" kiểu này trong chiến lược "diễn biến hòa bình", họ cũng đã "thành công" trong hoạt động can thiệp, lật đổ chính quyền Nam Tư năm 2000 và một số nước thuộc Liên Xô trong những năm gần đây. Tất nhiên không phải là trong mọi thời điểm và với tất cả những nước mà họ đã chống phá đều "thành công"; trái lại họ cũng đã từng thất bại cay đắng khi thực hiện phương thức này của "diễn biến hòa bình" ở một số nước. Nhưng với những gì đã diễn ra và nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá đủ thấy mức độ nguy hiểm, thâm độc của các cuộc "cách mạng sắc màu" trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc.
Một thủ đoạn mới vừa mới xuất hiện là Mỹ điều chỉnh chiến lược mới trong cuộc chống khủng bố bằng phương pháp mềm dẻo gọi là "sức mạnh mềm" hay "rót trà vào chân tường". Nội dung của phương pháp này là thông qua viện trợ phát triển với một chương trình tổng thể giúp đỡ "một số quốc gia yếu kém chống khủng bố toàn cầu"; nâng cao vị thế và làm rõ vai trò của của các nước tham gia chống khủng bố…đây chinh là giải pháp chuyển chính sách đối đầu sang biện pháp ngoại giao, làm giảm nhẹ sự chú ‎ của thế giới đến các hoạt động quân sự của Mỹ.
Kẻ thù của chủ nghĩa xã hội luôn triệt để trong âm mưu chống phá chủ nghĩa xã hội. Trước xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ nghĩa đế quốc cũng "hưởng ứng" hòa bình, ký kết "hợp tác" nhưng mục đích cuối cùng là để tiếp tục tồn tại, phát triển và thống trị thế giới.
Như vậy, dù hình thức, thủ đoạn có thể thay đổi, nhưng nội dung chống phá của chúng không hề thay đổi và bản chất chống cộng, chống xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc vẫn không thay đổi

Chương2.
ÂM MƯU,THỦ ĐOẠN THỰC HIỆN "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC  TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

1. Âm mưu
Âm mưu cơ bản và lâu dài của các thế lực thù địch là xoá bỏ chế độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những người cầm đầu nước Mỹ đã nhiều lần công khai tuyên bố rằng, đối với Việt Nam, Mỹ đã thua trong chiến tranh, bây giờ phải tìm mọi cách để thắng trong hoà bình; đã thua trên chiến trường, bây giờ phải thắng trên thị trường.
Để thực hiện âm mưu cơ bản đó, “Diễn biến hòa bình” là một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ cầm đầu. Đây chính là “Thủ đoạn hoà bình giành thắng lợi”. Trong chiến lược này , tấn công trên mặt trận tư tưởng - văn hoá được coi là “mũi đột phá”, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “khoảng trống” để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào nhằm đi tới xoá bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Cựu Tổng thống Mỹ R.Nixơn đã khẳng định: “Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất. Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng” (Năm 1999 – Chiến thắng không cần chiến tranh)
Để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cho rằng, đối với Việt Nam cần phải điều chỉnh các biện pháp và phương thức, thay đổi các thủ đoạn để tiến hành “Diễn biến hòa bình” cho thích hợp, vì tình hình Việt Nam không giống các nước Đông Âu  hay Liên Xô trước đây. Chủ trương của chúng là phá hoại trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tưởng, văn hoá, xã hội, ngoại giao, khoa học, giáo dục và khi cần thì dung cả biện pháp quân sự. Tuy nhiên trọng tâm và then chốt vẫn là phá hoại về tư tưởng – văn hoá. Bởi vì chúng xác định rằng tước bỏ vũ khí tưởng của nhân dân là khâu đột phá quan trọng trong “Diễn biến hoà bình”. Đây cũng là biện pháp đỡ tốn kém tiền của, nhưng lại đạt hiệu quả cao nhất.
2. Thủ đoạn
2.1. Tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc con đường Cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn
Phủ định Học thuyết Mác-Lênin
Các thé lực thù địch cho rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ phù hợp với thế kỉ XIX, nay đã lạc hậu, không còn phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất và văn hóa nước ta: Chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời ở Việt Nam.
Chúng cho rằng: hầu hết các nước ngày nay đều bác bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, chỉ còn một vài nước "ngoan cố" ( Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên) còn tôn thờ.
Bịa đặt rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin đưa ra các nguyên tắc: " đấu tranh giai cấp", "tập trung dân chủ"… là cổ vũ cho bạo lực, cho chiến tranh, cho độc quyên độc đoán, thủ tiêu dân chủ, không phù hợp với xu thế của thời đại, do đó không thể thúc đẩy xã hội phát triển.Chúng phủ định các nguyên ly cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh
Chúng cho rằng Hồ Chí Minh là người tiếp thu "mù quáng" chủ nghĩa Mác-Lênin chứ không hề có tư tưởng cao siêu. Du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin  với thuyết "đấu tranh giai cấp" đã gây ra cảnh "nồi da nấu thịt" suốt mấy chục năm, đó là một sai lầm mà lịch sử không bao giờ tha thứ.
Thâm độc hơn, gần đay chúng tung ra luận điệu tách rời Tư tưởng Hồ Chí Minh với Học thuyết Mác-Lênin. Chúng ngụy biện rằng, bây giờ Học thuyết Mác-Lênin đã lỗi thời chỉ có tư tưởng  là đáng giá. Đây là một luận điệu hết sức nguy hiểm vì làm như vậy là làm cô lập, làm suy yếu tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là để phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, tiến tới phủ định cả chính tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phủ nhận mục tiêu, lí tưởng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Phê phán triệt để, bôi đen chủ nghĩa xã hội hiện thực, bác bỏ con đường xã hội chủ nghĩa , công khai ca ngợi chủ nghĩa tư bản.
Chúng lập luận rằng: "đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chắp vá, là không tưởng", Việt Nam đang đứng giữa ngã ba đường, không biết đi theo con đường nào. Họ đòi "lựa chọn lại" con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã chọn.
2.2. Tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và phá vỡ hệ thống chính trị của chúng ta thông qua “Tự diễn biến” trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
Chúng tung ra những ấn phẩm có nội dung phê phán, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng  công khai trong cả nước. Ở nước ngoài, các nhóm phản động sống lưu vong như "Diễn đàn", "Thông luận" đã truyền qua đài BBC, RFI…chuyển về nước đòi "đổi mới triệt để", "cải tổ Đảng" xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng
Chúng lên tiếng đòi "Đảng Cộng sản Việt Nam dũng cảm làm cuộc đổi mới chính trị toàn diện và triệt để". 
Vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam chiếm quyền của nhân dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, "độc đoán", "đảng trị". Lợi dụng chúng ta công khai tự phê bình, đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu…trong Đảng và trong bộ máy Nhà nước để công kích và nói xấu Đảng. Chúng thổi phồng những khuyết điểm, sai lầm của một số cá nhân đảng viên để gán cho Đảng Cộng sản đủ thứ thói tật, bệnh hoạn như: "đổ nát", "võ biền", "thất nhân tâm"…,nhằm gây nghi ngờ, chia rẽ trong nội bộ nhân dân, trong Đảng, và giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước và các lực lượng vũ trang.
Phản bác Cương lĩnh, quan điểm và nguyên tắc cơ bản của Đảng, đòi xóa bỏ điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng trong hiến pháp.
Đối với cán bộ công chức nhà nước, chúng lợi dụng tình hình đời sống việc làm khó khăn để kêu gọi mọi người đấu tranh nđòi cải thiện điều kiện việc làm, đòi được bảo hiểm, tăng lương hoặc bỏ cơ quan, xí nghiệp để buôn bán, làm ăn tự do.Chúng tìm cách phân hóa nội bộ, dựng chuyện vu khống gây chia rẽ mất đoàn kết. Chúng giương ra những cái “bả” vật chất, “bả” hư danh để mua chuộc, dụ dỗ
2.3. Lợi dụng chiêu bài "dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo" để gây sức ép về chính trị, kích động hình thành xu hướng li khai, đối lập với Đảng Cộng sản
Đây được coi là 4 mũi xung kích hòng chọc thủng mặt trận tưởng chính trị của ta.
  Về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Mỹ và các nước Phương tây ra sức lợi dụngchiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" để can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chúng đưa ra chiêu bài "nhân quyền cao hơn chủ quyền", "nhân quyền không biên giới".
Hàng năm Mỹ và các nước phương Tây trực tiếp hoặc lôi kéo một số nước trình dự thảo lên án một số nước vi phạm nhân quyền, trong đó có Việt Nam, công khai trắng trợn chống Việt Nam bằng cách gây sức ép, vận động các nước Châu Âu và các nước thành viên ECOSOC không bỏ phiếu cho Việt Nam, loại Việt Nam ra khỏi Uỷ ban nhân quyền quốc tế.
Quốc hội Mỹ ban hành 7 nghị quyết vu cáo nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền. Đáng chú y là Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật nhân quyền 2004 ( HR 1587) "Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2005 ( HR 3190)
Chính quyền trung ương Mỹ đã thao túng cho các hoạt động chống phá Việt Nam của một số chính quyền địa phương ở Mỹ: 49 thành phố, 3 quận, hạt và 3 tiểu bang cho phép treo cờ 3 sọc, 3 thành phố ra nghị quyết “không cho phép các đoàn cao cấp cộng sản Việt Nam tới thăm”.
Về vấn đề dân tộc, khuyến khích, nuôi dưỡng các đối tượng phản động, lợi dụng vấn đề dân tộc gia tăng hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gắn với truyền đạo trái pháp luật nhằm tranh thủ nắm quần chúng. Chúng sử dụng bọn phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài để chống phá ta: hiện có khoảng 695 tổ chức và nhóm phản động    (“Tổ chức Nhà nước Đềga” của Ksorkok ở Mỹ, “Uỷ ban cứu trợ vượt biên” của Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ, “Uỷ ban bảo vệ quyền làm người” của Võ Văn Ái ở Pháp…),tiến hành móc nối với các phần tử cơ hội chính trị ở trong nước dựng lên những ngọn cờ chống ta, đưa lực lượng về Việt Nam hoạt động phá hoại, manh động. Các thế lực thù địch đưa ra luận thuyết mới “Một quốc gia-một dân tộc” và đang có ý đồ thành lập “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc, “Nhà nước Đềga độc lập” ở Tây Nguyên, “Nhà nước Khơme Crôm” ở Nam Bộ và “Nhà nước Chăm độc lập” ở Nam Trung Bộ …nhằm phá vỡ sự thống nhất quốc gia Việt Nam.
Về vấn đề tôn giáo, với ý đồ sử dụng tôn giáo làm lực lượng thúc đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hóa” nhằm thay đổi chế độ chính trị  ở Việt Nam, các thế lực thù địch đang ra sức hậu thuẫn cho các đối tượng chống đối trong tôn giáo cả về tinh thần và vật chất: Gây sức ép với ta về một số vấn đề: đòi mở lại nhà thờ ở Tây Nguyên, công nhận Tin lành ở Tây Bắc…,vu khống Việt Nam tiến hành chống đạo Tin lành…Chúng lợi dụng chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, đưa hàng chục phái đoàn vào “tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam” để nắm bắt tình hình, hỗ trợ, chỉ đạo các hoạt động chống phá Việt Nam. Chúng ý đồ thành lập “Uỷ ban liên tôn giáo chống cộng”, phục hồi cái gọi là “Gíao hội phật giáo Việt Nam thống nhất”, đấy mạnh truyền đạo trái phép, tách Tin Lành của người Thượng ra khỏi Tin Lành người Kinh thành “Tin lành Đềga” tại Tây Bắc. Chúng ra sức phát triển Tin lành dưới các tên “Vàng Chứ”, “Thìn Hùng” lôi kéo được gần 5,6 vạn người ở 489 bản thuộc 119 xã của 30 huyện tham gia, trong đó có 27 đảng viên, 7 ủy viên ban nhân dân xã, 31 công an viên , 127 dân quân, 175 trưởng phó bản. Gần đây, hoạt động truyền đạo Tin lành vào sinh viên các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tăng lên bất bình thường.
2.3. Lợi dụng việc toàn cầu hóa và chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước để gieo rắc những quan điểm, giá trị phương Tây, làm băng hoại bẳn sắc dân tộc.
Với chủ trương: “Trước mắt phải đánh vào những giá trị căn bản của nền văn hóa”;  một mặt, chúng triệt để khoét sâu, lợi dụng sự suy thoái về đạo đức, lối sống về một bộ phận cán bộ, đảng viên, sự xuống cấp về văn hóa trong một bộ phận xã hội để hủy hoại các giá trị văn hóa dân tộc. Mặt khác, chúng triệt lợi dụng sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực viễn thong để truyền bá, gieo rắc văn hóa, lối sống tư sản, văn hóa Mỹ, văn hóa phẩm đồ trụy. Chúng ca ngợi các giá trị “tự do, dân chủ” tư sản, đề cao chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, lối sống sa đọa, ăn chơi hưởng lạc, hoàn toàn xa lạ với đạo đức con người xã hội chủ nghĩa, từ đó làm phai nhạt dần mục tiêu lý tưởng, tha hóa ngay trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, để làm tha hóa toàn xã hội.
Đẩy mạnh các chương trình giáo dục của các quỹ Fullbright Humphey, Ford… đặt “Thư viện lưu động”, “Giá sách miễn phí”; dự án “Góc nước Mỹ” trong một số trường đại học của ta để đẩy nhanh tiến trình thâm nhập “ giá trị Mỹ” vào tầng lớp trí thức học sinh, sinh viên, văn nghệ sỹ. Đặc biệt, chúng âm mưu tạo ra “75% thành phần Chính phủ Việt Nam tốt nghiệp tại Hoa Kỳ”  (Michalak phát biểu trước cộng đồng người Mỹ gốc Việt ngày 14/10/2007)
2.4. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, sách báo, tạp chí để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá Đảng và Nhà nước
Với luận điểm “làn sóng điện đang thay thế thanh gươm: cây bút là phương tiện đi vào trái tim, khối óc con người”…, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin chống Việt Nam: Sử dụng 52 đài phát thanh và truyền hình có chương trình Việt ngữ, 429 tờ báo và tạp chí tiếng Việt, 74 nhà xuất bản để tuyên truyền chống Việt Nam. Chỉ riêng năm 2003, ta đã phát hiện trên 7000 tài liệu chiến tranh tâm lý, hơn 50 ngàn thư ân xá quốc tế chuyển vào Việt Nam. Chúng tăng cường sử dụng Internet và sẵn sàng mở khóa cho các đối tượng để truy nhập những thông tin sai lệch, xuyên tạc do chúng đưa trên mạng. 3. Ảnh hưởng của “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng -văn hóa đối với nước ta
Bằng những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đã có ảnh hưởng trực tiếp tới sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là trong một bộ phận thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ, trí thức. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương cho thấy: 33% đối tượng cán bộ, 45% đối tượng nhân dân trả lời rằng các thong tin xuyên tạc, vu cáo, bịa đặt, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo của các thế lực thù địch đã tác động lớn đến sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong xã hội ta hiện nay. 
Một số cán bộ đảng viên suy giảm lòng tin đối với chủ nghĩa xã hội, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, hoang mang, dao động, mất phương hướng. Nguy hiểm hơn, đã có một số cán bộ đảng viên muốn đi theo hướng phát triển tư bản chủ nghĩa và đáng chú ý là một số trường hợp còn tham gia vào việc truyền bá, phát tán các tài liệu có quan điểm sai trái.  Đặc biệt,trong nội bộ thời gian gần đây có nhiều bài viết, ý kiến bài bác, xuyên tạc, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước, đòi xem xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin và chỉ ra rằng đường lối của Đảng ta hiện nay và thiếu dân chủ…
Lực lượng thanh niên, sinh viên hiếu động, bồng bột, chưa chin chắn về nhận thức, dễ bị kích động, nên dưới ảnh hưởng của “Diễn biến hòa bình”, một số phai nhạt lý tưởng, mắc căn bệnh “nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trị”. Đáng chú ý, có 2 tài liệu mới của 2 du học sinh Việt Nam cho rằng chế độ cộng sản không còn phù hợp, kĩm hãm sự phát triển của đất nước…Ngoài ra, có hàng trăm thanh niên do nhận thức mơ hồ hoặc bị lừa phỉnh đã tham gia vào các cuộc bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên.
“Trong thời gian qua, một số trí thức văn nghệ sĩ cũng bị các thế lực thù địch lôi kéo, dụ dỗ, kích động đấu tranh đòi tự do tuyệt đối về tư tưởng trong sáng tạo khoa học kỹ thuật , sáng tác văn học nghệ thuật…Có những nghệ sĩ bị lôi kéo đã sáng tác, biểu diễn các tác phẩm chống đối chế độ như: diễn viên Đơn Dương, họa sĩ Lê Hồng Thái…Điến hình là Dương Thu Hương đã viết nhiều tài liệu có nội dung xấu, trả lời các hãng thông tin phương Tây xuyên tạc trắng trợn tình hình Việt Nam.”
Bên cạnh đó, dưới tác động của “Diễn biến hòa bình”, một số cựu chiến binh, cán bộ hưu trí dao động, bị địch lợi dụng, đã viết một số “hồi ký” nêu các sự kiện sai sự thật, đề cao người nay, hạ thấp người kia…Nghiêm trọng hơn, một số cán bộ có chức có quyền nghỉ hưu còn tập hợp hình thành nhóm “dân chủ”, “nhóm chính trị đối lập”, núp dưới chiêu bài  “đấu tranhchống tham nhũng”, đòi thành lập đảng đối lập.
Cũng do ảnh hưởng của “Diễn biến hòa bình”, các đối tượng phản động đội lốt tôn giáo đã đẩy mạnh truyền đạo trái phép lôi kéo quần chúng, tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức, gây ra một số vụ gây rối, bạo loạn trong các vùng dân tộc thiểu số, vùng đạo. Sự kiện xay ra ở Tây Nguyên tháng 2/2001 và tháng 4/2004 cho thấy các thế lực thù địch đã bước đầu tập hợp được một số quần chúng nhẹ dạ, cả tin để tiến hành bạo loạn chính trị . Chúng còn kích động đựợc hàng ngàn người muốn vượt biên trái phép để được Mỹ cho đi định cư, huấn luyện trở về tiếp tục chống phá Việt Nam. Như vậy, do tác động “ Diễn biến hòa bình” các thế lực thù địch đã đạt được một số mục đích như: làm cho một bộ phận nhân dân dao động, thậm chí có người đã tin theo, xuất hiện tư tưởng đa nguyên chính trị, đa dảng đối lập, các giá trị văn hóa phương Tây đã và đang thâm nhập, tạo ra trong lòng xã hội trào lưu “cách tân”, xem nhẹ và quay lưng lại với các giá trị truyền thống, yếu tố “tự biễn biến” đang tăng lên. Tình trạng trên thực sự trở thành nguy cơ đối với sụ tồn vong của Đảng, của chế độ.



Chương 3.
ĐẤU TRANH CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY, KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP
1. Công tác đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của nước ta hiện nay.
1.1 Mục tiêu và nhiệm vụ
“Diễn biến hòa bình” là một trong bốn nguy cơ lớn đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Báo cáo chính trị Đại hội X đã chỉ rõ hai nhiệm vụ đấu tranh Quốc phòng - An ninh trong thời bình: 1- “Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ”. 2 - “Coi trọng nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị nội bộ, nâng cao khả năng tự bảo vệ của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan và đơn vị”.  Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là phải làm thất bại âm mưu thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực nói chung và trên lĩnh vực Tư tưởng - văn hóa nói riêng, giữ vững ổn định chính trị xã hội, tạo môi trường hóa bình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, “ …Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân” Có như vậy, chúng ta mới có được sự phát triển lành mạnh, phát triển lâu bền.
1.2. Những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa
Đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa là một cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài và hết sức phức tạp. Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã chỉ đạo thường xuyên và chặt chẽ. Bởi vậy, đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Cụ thể:
Bảo vệ  vững chắc nền tảng tư tưởng, đường lối và cương lĩnh của Đảng. Thông qua việc học tập, quán triệt những nghị quyết, chỉ thị, nhận thức của số đông cán bộ đảng viên và nhân dân về âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa được nâng lên, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bảo vệ an ninh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa có chuyển biến tích cực.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ chính trị, và Ban Bí thư các ban, ngành chức năg có sự phối hợp theo dõi, nắm chắc hơn các động thái phá hoại của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Bước đầu có tiến bộ và hiệu quả cao hơn trong các hoạt động vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá ta về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc, phản bác các quan điểm sai trái, góp phần ổn định, định hướng và thống nhất tư tưởng.
Chúng ta đã chủ động xử lý có hiệu quả hơn các hoạt động phạm pháp của bọn cơ hội chính trị, bọn đội lốt tôn giáo vi phạm pháp luật, tổ chức cho quần chúng ở cơ sở đấu tranh cô lập và phân hóa kẻ xấu góp phần ổn định tình hình chính trị. Chỉ đạo báo chí đấu tranh chống các quan điểm sai trái, chú trọng đấu tranh trên cả mạng Internet đối với các luận điệu vu khống ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc.
Đã tăng cường thông tin đối ngoại và tổ chức có hiệu quả hơn cuộc đấu tranh trên mặt trận dư luận, trên các diễn đàn quốc tế, bước đầu làm thất bại âm mưu đưa nước ta vào danh sách các nước vi phạm nhân quyền, âm mưu thông qua “Dự luật nhân quyền Việt Nam”. Chúng ta từng bước hiện đại hóa và mở rộng diện phủ sóng của các đài phát thanh, truyền hình, hoạt động của báo điện tử làm vô hiệu hóa ở một chừng mực nhất định một số đài địch.
Đẩy mạnh cải cách công tác tư pháp cũng góp phần làm cho tình hình an ninh tư tưởng chính trị ổn định như kịp thời xét xử và nghiêm minh một số vụ án lớn như: Trương Văn Cam và đồng bọn, Lã Thị Kim Oanh…Các chương trình “xóa đói giảm nghèo”, “phòng chống các tệ nạn xã hội”, phổ cập giáo dục, cùng những chính sách ưu đãi… khiến cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của quần chúng nhân dân dặc biệt là các bà con dân tộc thiếu số, giáo dân được nâng cao, từ đó tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
1.3. Những hạn chế trong công tác đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa
Bên cạnh những kết quả đã đạt được như trên, cuộc đấu tranh của chúng ta còn tồn tại những mặt thiếu sót, hạn chế như sau:
Một số bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức được đầy đủ bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân kiểu mới, nên đã có những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác trước những âm mưu “Diễn biến hòa bình” của kẻ thù.
Sự chỉ đạo và phối hợp tấn công còn nhiều hạn chế nên dẫn đến hiệu quả chưa cao, đặc biệt chưa nắm bắt được sâu sát các động thái hoạt động phá hoại và tình hình tư tưởng ở cơ sở nên đã để xảy ra tình trạng bất ngờ không xử lý kịp. Công tác đấu tranh còn thể hiện sự nhận thức chưa đầy đủ, toàn diện về “nguyên nhân bên trong” mà các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng sơ hở của ta để thực hiện “Diễn biến hòa bình”.
Việc quản lý an ninh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa còn có những biểu hiện lỏng lẻo như việc du nhập các văn hóa phẩm của phương Tây, kể cả văn hóa phẩm phản động, đồi trụy có chiều hướng gia tăng chưa quản lý có hiệu quả. Cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong lĩnh vực bảo vệ an ninh tư tưởng chưa rõ ràng nên hiệu quả còn hạn chế. Các cơ quan tham mưu và hoạch định chính sách chưa thật sắc bén, thiếu cụ thể và chưa có đầu mối thống nhất.
Công tác tuyên truyền giáo dục chưa thực sự được quan tâm đúng mức, còn nhiều thiếu sót, tính chiến đấu chưa cao, chưa thường xuyên, kịp thời. Công tác lý luận còn một số vấn đề bất cập, chưa sáng tỏ do thực tiễn dặt ra từ trước đến nay và một số vấn đề nảy sinh.
Việc nắm bắt và dự báo tình hình an ninh tư tưởng - văn hóa chưa kịp thời nên thiếu chủ động trong xử lý các tình huống an ninh, tư tưởng.
Chưa tập trung giải quyết một cách có hiệu quả trong  việc ngăn chặn những khuynh hướng tiêu cực trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí. Việc tổ chức đấu tranh thong qua hệ thống báo cáo viên chưa kịp thời và thiếu sắc bén, chưa xây dựng cơ chế bảo vệ những đám đông công khai đứng ra đấu tranh, chưa thường xuyên kiểm tra và xử lý thích đáng những người không thực hiện nghiêm kỷ luật phát ngôn.
2. Một số bài học kinh nghiệm
2.1 Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng có hiệu quả, coi đây là vấn đề sống còn của Đảng, của chế độ, làm cho nội bộ ta trong sạch, vững mạnh.
Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chú trọng cả hai nhiệm vụ “xây” và “chống”, trong đó, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, quốc phòng, an ninh là quan trọng nhất. Đấu tranh bảo vệ Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống mọi khuynh hướng xét lại, giáo điều.
Mọi cán bộ đảng viên phải được giáo dục toàn diện, rộng rãi và sâu sắc về âm mưu của kẻ địch, nhất là về lòng trung thành cách mạng, khả năng miễn dịch tâm lý “Diễn biến hòa bình” cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.
2.2 Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chủ động tấn công chống các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch
Tổ chức tốt công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tạo cơ sở chủ động tấn công các luận điệu thù địch. Làm tốt việc nắm bắt các hoạt động và mức độ tác động của các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, mị dân của các phần tử cơ hội chính trị, chống đối và các lực lượng thù địch, từ đó dự báo sớm tình hình, đề ra các phương pháp đối phó và có các chủ trương xử lý tình hình một cách chủ động, kịp thời, có hiệu quả. Chúng ta phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống nhằm kiên định những vấn đề quan điểm có tính nguyên tắc, mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng cho cán bộ đảng viên và nhân dân hiểu.
Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, giáo dục, động viên và tổ chức toàn dân đấu tranh, hình thành sức mạnh tổng hợp để chống “Diễn biến hòa bình” của địch.
2.3. Phải giành thế chủ động trong hoạt động thông tin đối ngoại
Đa dạng hóa các hoạt động thông tin truyền thông đối ngoại đến với các đối tượng nước ngoài vào trong nước cũng như các hình thức tuyên truyền ra nước ngoài để người dân, chính phủ các nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài hiểu đúng đắn hơn về tình hình Việt Nam và đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Mặt khác, phải tổ chức có hiệu quả trong cuộc đấu tranh trên mặt trận dư luận, trên các diễn đàn quốc tế để kịp thời phản bác những dư luận xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá ta. Vạch trần những âm mưu đen tối, những hành vi sai trái, bịp bợm của những kẻ lên tiếng chống chế độ ta, bản chất suy đồi, phản động của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
3. Giải pháp
Để góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung làm tốt những giảp pháp cơ bản sau:
3.1. Tập trung bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng; kế thừa, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu và các hoạt động xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận những giá trị lịch sử của dân tộc, truyền bá tư tưởng tư sản về "tự do", "dân chủ", "nhân quyền", đa nguyên, đa đảng của các thế lực thù địch.
3.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý‎ luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề căn bản cả về lý luận‎ và thực tiễn đang đặt ra trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, làm cho chủ nghỉa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, thực sự giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của toàn xã hội. Tích cực đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, nâng cao trình độ cảnh giác cách mạng của cấn bộ, đảng viên và nhân dân, để mọi người nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn thâm độc trong chiến lược  "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, từ đó tạo ra sự "miễn dịch", sức đề kháng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trước các đòn tiến công về chính trị, tư tưởng - văn hóa của các thế lực thù địch và sự xâm nhập của tư tưởng tư sản.
3.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với các ngành chủ quản và cơ quan báo chí, phương tiện truền thông đại chúng trong các hoạt động về tư tưởng - văn hóa, báo chí, xuất bản, hội thảo…Tổ chức tốt việc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị (khóa VIII) "về chiến lược an ninh quốc gia", Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) "về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới", phổ biến sâu rộng Thông báo kết luận 94-TB/TƯ của Ban Bí thư "về nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu "Diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa", gắn với việc xây dựng chương trình hành động. Kiểm soát và quản lý chặt chẽ, ngăn chặn không để các loại ấn phẩm, văn hóa phẩm độc hại từ nước ngoài vào nước ta. Đẩy mạnh và coi trọng chất lượng chính trị các hoạt động văn hóa, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động văn hóa hòng làm thay đổi hệ giả trị văn hóa Việt Nam bằng hệ giá trị văn hóa tư sản. Tích cực, chủ động đấu tranh chống âm mưư xâm lăng văn hóa, du nhập các loại văn hóa độc hại, lai căng bằng các con đường khác nhau vào Việt Nam. Chủ động ngăn chặn thiên hướng sùng ngoại, mất gốc, coi thường giá trị nhân văn, không biết trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc.
3.4. Giữ vững tính định hướng chính trị của các hoạt động tư tưởng - văn hóa, đảm bảo các sinh hoạt tư tưởng - văn hóa và hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng phỉa hướng vào phục vụ, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng con người mới  Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; chống mọi biểu hiện thương mại hóa , phi chính trị trong các hoạt động văn hóa,văn học, nghệ thuật. Tích cực đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực chính trị-tư tưởng , chống các quan điểm sai trái, phản động; giữ vững thông tin chính thống, có định hướng lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung, thống nhất. Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật phát ngôn theo đúng quy chế, quy định đã ban hành; kịp thời phát hiện và ngăn chặn các biểu hiện sai trái, làm sai của các cán bộ, đảng viên, không để kẻ địch lợi dụng, khoét sâu thêm.
3.5. Tập trung củng cố, nâng cao và hoàn thiện hệ thống thông tin, truyền thông phong phú, đa dạng, làm cho hệ thống này đảm bảo đủ sức mạnh và khả năng đáp ứng một cách tích cực nhất các nhu cầu thông tin ngày càng tăng lên của nhân dân, đồng thời, có đủ sức mạnh cần thiết để tham gia vào các hoạt động truyền thông quốc tế, góp phần làm cho thế giới hiểu đúng quan điểm, đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, thành tựu phát triển của đát nước ta, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của dư luận của quốc tế.
3.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật thông tin theo hướng hiện đại, đồng bộ để hòa nhập với trình độ khoa học - kỹ thuật thông tin quốc tế, phát huy tính hiệu quả cao của các phương tiện thông tin đại chúng. Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hóa, truyền thông, trong đó lực lượng xung kích trên mặt trận đấu tranh phòng, chống "Diễn biến hòa bình".
3.7. Xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả, thiết thực trong các hoạt động tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, giáo dục, thông tin tuyên truyền, chủ động nắm bắt tư tưởng và tâm trạng của các đối tượng xã hội và những luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, kịp thời đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, biện pháp đấu tranh sắc bến, có hiệu quả với các âm mưu thủ đoạn "Diễn biến hòa bình", góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
                                           

  








KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta không chỉ giành được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội mà con luôn đảm bảo được sự ổn định vững chắn về chính trị và không ngừng phát triển về văn hóa theo hướng hiện đại, tiên tiến, đậm đà bẳn sắc dân tộc; tạo ra thế và lực mới cảc bên trong và bên ngoài để chúng ta bước vào một thời kỳ mới: thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, những khó khăn và thách thức từ những hoạt động chống phá nhằm thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đặc biệt là những khó khăn thách thức do quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa quốc tế đặt ra cho  chính trị cũng rất lớn. Khiến cho cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa càng trở nên đa diện hơn, đa dạng hơn và phức tạp hơn trước rất nhiều. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, việc giữ vững ổn định nền tư tưởng – văn hóa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của công cuộc đổi mới.
Chúng ta đã vượt qua nhiều thử thách đầy máu và nước mắt trong thế kỷ XX, chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách trong cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” nói chung và chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa nói riêng của các thế lực thù địch. Song điều đó không thể khẳng định một cách duy ý chí, mà phải được khanửg định trên cơ sở phương pháp luận khoa học, từ một chiến lược sáng suốt và tỉnh táo, phù hợp với tính quy luật tát yếu, khách quan của sự vận động phát triển. Trong điều kiện như vậy, để chiến thắng, cần hoạch định một chiến lược nhất quán cụ thể, hình thành trên nền tảng những nghiên cứu nghiêm túc và được vận dụng chủ động, linh hoạt, kiên quyết nhưng mềm dẻo vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó vừa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sức “đề kháng” cho toàn xã hội, đồng thời củng cố niềm tin vào công chúng rộng rãi. Và cuối cùng, dẫu thế nào thì câu trả lời thuyết phục nhất của chúng ta đối với những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu khống, bôi đen… của các thế lực thù địch là phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh ”. Chúng ta tin rằng, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, toàn dân toàn quân ta sẽ đập tan âm mưu “Diễn biến hòa bình” của kẻ thù, bảo vệ vững chắc sự nghiệp đổi mới, xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa.

























TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung uơng, TS. Hồng Vinh chủ biên : “Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch”, Hà Nội, tháng 1 - 2005.

2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, “Quyết tâm làm thất bại chiến lược "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1994

3. “Chống chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với nước”, Tạp chí công tác tư tưởng văn hoá, số 2 - năm 1994. 

4. Dương Thông, “Một số vấn đề về "Diễn biến hoà bình" và chống "Diễn biến hoà bình”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1994.

5. “Đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng”, Tạp chí quốc phòng toàn dân, số 5 - năm 1994.

6. PGS.TS Trần Đại Quang, “Nhận diện, đấu tranh phản bác mưu đồ lợi dụng nhân quyền chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch”, Tạp chí thông tin đối ngoại, 9 - 2005.

7. Trung tướng: Dương Thông - Tổng cục trưởng tổng cục phản gián - Bộ Nội vụ, “Chống “Diễn biến hoà bình” nhiệm vụ cấp bách hang đầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí quốc phòng toàn dân, số 12 - 1993.

8. Tìm hiểu khái niệm "Diễn biến hoà bình" bạo loạn lật đổ, Tạp chí Đảng cộng sản - 1994

9. Thông báo kết luận của Ban Bí thư về nhiệm vụ tăng cuộc đấu tranh chống âm mưu "Diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực Tư tưởng – Văn hoá, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng – lý luận - 2003.

10. Thanh Đạm - Nguyễn Quý, “Chiến tranh phá hoại tư tưởng”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 1993

11. TS Đào Duy Anh, “Phê phán các quan diểm sai trái”, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng - 2002.

12. Văn kiện Hội nghị lần VII BCHTW Đảng khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2003.

Read more…

Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1986 – 2004

07:50 |

Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1986 – 2004

Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1986 – 2004

Mở đầu
Đối ngoại là một lĩnh vực rất cơ bản của một quốc gia, là chiếc cầu nối giữa dân tộc và nhân loại, giữa đất nước và thế giới. Hoạt động đối ngoại không chỉ thể hiện ở tài năng, vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế, mà còn hàm chứa trong đó cả yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngày nay, trước xu thế khách quan của toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, hoạt động đối ngoại ngày càng được mở rộng, vai trò và vị trí của nó càng trở nên quan trọng trong chiến lược quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Không có một quốc gia nào không quan tâm đến chiến lược đối ngoại.
Đối với nước ta, trong thời chiến cũng như trong thời bình, Đảng ta đều coi trọng công tác đối ngoại, xem chính sách đối ngoại là một bộ phận không thể thiếu trong đường lối cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới đường lối đối ngoại của Đảng, công tác đối ngoại của Việt Nam đã mở ra một bước ngoặt mới, hoạt động đối ngoại được tăng cường và mở rộng hơn. Với đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng, hoạt động đối ngoại của Việt Nam có hiệu quả hơn,  Việt Nam có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. 
Để góp phần vào việc nghiên cứu đường lối đối ngoại của Đảng nói chung, trong phạm vi tiểu luận này sẽ đi sâu nghiên cứu: Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1986 – 2004.

Nội dung
I. Đặc điểm tình hình thế giới và trong nước tác động đến việc đổi mới đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1- Đặc điểm tình hình thế giới:
Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố biến động khó lường. Đặc biệt, sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi cục diện thế giới và quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới mới được hình thành với xu hướng đa cực hóa chính trị thay cho trật tự thế giới hai cực đối lập (hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa) do Liên Xô và Mỹ đứng đầu bị tan rã. Thế giới xuất hiện những đặc điểm mới đòi hỏi các quốc gia, nhất là các nước vừa và nhỏ phải điều chỉnh chính sách đối ngoại để tìm kiếm con đường phát triển và hội nhập quốc tế có lợi nhất cho quốc gia, dân tộc mình. Những đặc điểm mới của tình hình thế giới, đó là: 
Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ, có bước tiến nhảy vọt đã tác động đến tất cả các quốc gia, dân tộc. Với những bước tiến khổng lồ của điện tử, tin học, mạng Internet trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự đột biến về gien trong công nghệ sinh học, những thành tựu của công nghệ vật liệu mới… đã đưa loài người từ nền văn minh công nghiệp chuyển sang thời kỳ mới của nền văn minh tin học. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới đã tạo ra thời cơ và thách thức đối với mỗi quốc gia trong việc tiếp cận, áp dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại để phát triển vươn lên, hay bị tụt hậu về kinh tế.
Thứ hai, toàn càu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh.
Xu thế toàn cầu hóa hình thành từ đầu thế kỷ XX và được đẩy mạnh trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ này. Chắc chắn nó sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn nữa trong thế kỷ XXI. Toàn cầu hóa là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau.
Toàn cầu hóa là hệ quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa trước hết là sự biểu hiện của xã hội hóa cao độ lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa đồng thời là sự phát triển tất yếu theo chiều rộng và chiều sâu của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mặc dù không phải tất cả các nước tham gia toàn cầu hóa đều là những nước tư bản. Do vậy, chấn tâm của toàn cầu hóa là các nước tư bản phát triển, xứ sở của phần lớn các công ty xuyên quốc gia trên thế giới.
Mặt khác, để tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia đều quan tâm đến lợi ích dân tộc mình và kịp thời nắm bắt chiều hướng phát triển của thế giới trong bối cảnh kết thúc chiến tranh lạnh, không còn hai phe (xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ) trong quan hệ quốc tế. Xu thế hợp tác và đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển trong quan hệ quốc tế được đặt ra. Các quốc gia đều coi chiến lược mở cửa với bên ngoài là một trong những động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Nhu cầu liên kết, hợp tác để phát triển ngày càng gia tăng. Điều đó đã thúc đẩy nhanh chóng và mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp đầy mâu thuẩn, chứa đựng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối với các quốc gia, trong đó có các nước đang phát triển, chậm phát triển chịu nhiều thách thức gay gắt hơn cả.
Toàn cầu hóa có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác để phát triển, tháo dỡ các rào cản đối với nền kinh tế thị trường, tự do hóa thương mại, làm cho giao lưu kinh tế diễn ra mạnh mẽ nhanh chóng. Toàn cầu hóa tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt buộc các nước phải có tư duy năng động, có cơ chế quản lý, bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả. Toàn cầu hóa và cách mạng thông tin tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia tiếp cận nhanh chóng những thành tựu văn hoá, khoa học, công nghệ của loài người, đồng thời có điều kiện đóng góp tích cực vào sự phát triển của văn minh nhân loại. Toàn cầu hóa còn làm cho các quốc gia quan tâm hơn các vấn đề toàn cầu, đòi hỏi phải có sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị để giải quyết. Nó cũng tạo ra một chủ thể quốc tế mới chống mặt trái của toàn cầu hóa và lôi kéo đông đảo các quốc gia, dân tộc chống lại sự phân hóa giàu nghèo, chống sự áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia.
Song, bên cạnh những tác dụng tích cực, toàn cầu hóa đã tạo ra những thành tựu và nguy cơ không nhỏ đối với các nước, nhất là các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa làm tăng tính phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước lớn về vốn, công nghệ và thị trường. Toàn cầu hóa kinh tế có tác động trực tiếp đến lĩnh vực chính trị, đến an ninh quốc gia. Nó tạo ra nguy cơ các nước đang phát triển bị lệ thuộc về kinh tế, từ đó sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị, làm nguy hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia. 
Nghiêm trọng nhất trong các vấn đề toàn cầu là nguy cơ khủng hoảng toàn cầu về môi trường, sinh thái đe doạ sự sống trên trái đất đang đến gần. Hiểm họa môi trường gia tăng với sự bùng nổ về dân số đang là vấn đề xã hội của toàn nhân loại chứ không phải chỉ một quốc gia nào.
Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, ở các nước đang phát triển diễn ra ba xu hướng: một là, cường điệu hóa mặt tích cực của toàn cầu hóa, coi nó là liều thuôc vạn năng cho sự phát triển của quốc gia. Hai là, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực, khó khăn, thách thức, từ đó tìm cách né tránh, quay lưng lại với toàn cầu hóa. Ba là, chủ động hội nhập trên cơ sở nhận thức sâu sắc những tác động tích cực của toàn cầu hóa cùng những tác động tiêu cực của nó để tìm cách hạn chế.
Thực tế cho thấy, các nước muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua.
Thứ ba, tình hình thế giới còn nhiều biến động, các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn liên tiếp xãy ra. Tuy có giảm hơn so với thời kỳ chiến tranh lạnh (nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh mỗi năm trung bình có 43 cuộc xung đột trên toàn thế giới thì từ khi kết thúc chiến tranh lạnh mỗi năm trên thế giới có khoảng 13 cuộc xung đột), nhưng các cuộc xung đột về dân tộc, về sắc tộc vẫn tiếp tục diễn ra mang tính chất gay gắt, quyết liệt và sâu sắc hơn. Các nước lớn lợi dụng cái gọi là “tự do, dân chủ, nhân quyền”, đứng đầu là Mỹ đã trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia. Tình trạng bạo loạn lật đổ vẫn là mối đe dọa của các quốc gia, dân tộc. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, song chủ nghĩa đế quốc vẫn chưa từ bỏ chạy đua vũ trang.
Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh, các nước đã đổi mới tư duy về quan niệm sức mạnh và vị thế của quốc gia. Thay thế cách đánh giá cũ, chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự là chính bằng cách đánh giá tổng hợp, toàn diện hơn, trong đó nhấn mạnh sức mạnh kinh tế và khoa học, công nghệ là yếu tố hàng đầu. Từ đó, đã biến cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia thành cuộc cạnh tranh về kinh tế, hình thành xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia.
Thứ tư, các nước lớn đóng vai trò chi phối các mối quan hệ trên thế giới. Quan hệ giữa các nước lớn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của quan hệ quốc tế đương đại. Đó là các cường quốc về kinh tế, khoa học – công nghệ, quân sự và là ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, bao gồm các nước: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức, Italia, Nhật Bản, ấn Độ. Các nước này có một số điểm chung trong chống khủng bố, chống sản xuất vũ khí hủy diệt, chống đói nghèo, bệnh tật và suy thoái kinh tế; nhưng cũng có những điểm bất đồng trong quan hệ kinh tế thương mại, bảo vệ môi trường sinh thái… Các nước vừa và nhỏ quan hệ với các nước lớn sẽ mở ra triển vọng quan hệ với các nước khác trên thế giới.
Với những đặc điểm mới của tình hình thế giới đòi hỏi các quốc gia phải hết sức tỉnh táo khi lựa chọn con đường mở cửa, hội nhập quốc tế. Phải bảo đảm những vấn đề có tính nguyên tắc, có tính chiến lược, song lại phải hết sức mềm dẻo, uyển chuyển trong sách lược khi xây dựng đường lối đối ngoại đổi mới vì một thế giới hòa bình, vì sự ổn định và phát triển bền vững.
2- Đặc điểm tình hình trong nước:
Sau khi đất nước được hòa bình thống nhất, cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, định hướng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thì các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ thực hiện việc bao vây, cấm vận đối với nước ta. Khi sự kiện Campuchia xảy ra, chúng lợi dụng cái gọi là “vấn đề Campuchia” để cô lập Việt Nam với thế giới và khu vực. Một số nước vốn có quan hệ với Việt Nam từ trước cũng ngừng quan hệ với Việt Nam. Trong khi đó, bọn phản động lưu vong chạy ra nước ngoài âm mưu câu kết với các thế lực đế quốc thực hiện chủ trương “chuyển lửa” về quê nhà, kích động chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, xung đột vũ trang, gây mất ổn định tình hình chính trị – xã hội.
Mặt khác, từ sau năm 1975, do hậu quả chiến tranh chống Pháp và Mỹ rất nặng nề chưa khắc phục được, lại xảy ra hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc. Cùng với khuyết điểm chủ quan do duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp đã làm cho đất nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với thế giới văn minh. Trong khi nhân loại đã chuyển sang thời đại của nền văn minh tri thức thì Việt Nam vẫn còn ở trong thời kỳ tiền công nghiệp hoá, hiện đại hoá (tức là chưa có công nghiệp hiện đại). Việt Nam vẫn là một nước có nền kinh tế phát triển thấp, tăng trưởng không ổn định, cơ sở hạ tầng và dịch vụ thấp kém, bình quân thu nhập quốc dân trên đầu người ở dạng các nước nghèo, trong khi các quốc gia cùng khu vực như Thái Lan, Brunây, Singapore, Indonesia… phát triển kinh tế rất nhanh.
Để phá vỡ thế bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, tiến tới hội nhập quốc tế và khu vực, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội và tụt hậu xa hơn về kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững ổn định chính trị trong tình hình mới, một yêu cầu tất yếu khách quan và cấp bách được đặt ra là phải đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới đường lối đối ngoại của Đảng.
Phát huy truyền thống hòa bình, nhân ái, hữu nghị, hợp tác văn minh của nền ngoại giao Việt Nam và tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh thể hiện trong tuyên bố của Người: “Chính sách đối ngoại là thân thiện với tất cả các nước… mà không thù gì với nước nào” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 5, tr.169). Đảng ta chủ trương đổi mới đường lối đối ngoại là mở cửa, hội nhập vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

II. Nội dung đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1986 – 2004.
Đường lối đối ngoại là một bộ phận quan trọng, hợp thành đường lối chính trị của Đảng. Đường lối đối ngoại của Đảng nhằm khai thác tốt nhất các nhân tố quốc tế phuc vụ cho nhu cầu phát triển đất nước, đồng thời mở rộng và phát huy ảnh hưởng của dân tộc ta, đóng góp với cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đảng ta coi đối ngoại là một mặt trận và hết sức quan tâm đến mặt trận này.
Từ việc nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của mặt trận đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã từ thực tiễn của công tác đối ngoại dần dần hoàn thiện đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương về đối ngoại là mở cửa và hội nhập quốc tế, quan hệ với tất cả các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và xu thế quốc tế, Đại hội đã phác họa những đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng này là nhân tố cơ bản thúc đẩy sự hình thành thị trường thế giới, trong đó, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vì yêu cầu phát triển phải hợp tác với nhau trong trạng thái đấu tranh, cạnh tranh quyết liệt. Đại hội VI nhấn mạnh: Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa chính trị ngày càng quan trọng đối với kết cục cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống…, giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, sự lựa chọn duy nhất đúng đắn là thi đua về kinh tế, về lối sống… và cuộc thi đua này chỉ có thể được thực hiện trong hoàn cảnh hòa bình được đảm bảo vững chắc.
Quan điểm trên đây của Đại hội VI thể hiện bước tiến mới về tư duy chính trị quốc tế của Đảng. Sự đổi mới tư duy này đã đặt cơ sở cho việc xây dựng chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước phù hợp hơn, thích ứng hơn với tình hình thế giới.
Đại hội VI nhận thức rõ sự cần thiết phải đổi mới phương cách tập hợp lực lượng, một trong những bài học kinh nghiệm mà Đại hội rút ra là “phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới” và “xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế – xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta”. Những nhận thức mới này đã đặt nền móng cho việc hình thành các chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế của Đảng.
Về nội dung của chính sách đối ngoại, Đảng ta xác định: nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại hiện nay là lấy kinh tế đối ngoại làm ưu tiên hàng đầu. Kinh tế đối ngoại có vai trò to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước như: góp phần tạo vốn; thúc đẩy quá trình đổi mới kỹ thuật – công nghệ theo hướng hiện đại hóa; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tạo điều kiện khai thác tốt lợi thế so sánh của đất nước, thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế – xã hội. Đại hội VI nhấn mạnh: Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát triển khoa học – kỹ thuật và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Từ đó, Đảng chủ trương: sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bước vào thời kỳ mới, Đảng ta đặt vấn đề cần phải có quan điểm mới về an ninh và phát triển kinh tế, phải xử lý mối quan hệ này cho phù hợp với thời đại. An ninh và phát triển kinh tế là hai mục tiêu cơ bản trong các mục tiêu của hoạt động đối ngoại. Hai mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể, vị trí, vai trò của từng mục tiêu có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. Trong một thế giới mà sự hợp tác, liên kết về kinh tế, sự đan xen lợi ích và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng, thì vấn đề an ninh của một quốc gia phải gắn với an ninh khu vực, thậm chí an ninh của cả thế giới. Việc Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình liên kết, hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế sẽ là một bảo đảm quan trọng cho an ninh của Việt Nam. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5/1988) về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với cách mạng nước ta và khẳng định “lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Đó là nhân tố quyết định củng cố, giữ vững an ninh và độc lập… Cần phải có quan điểm mới về an ninh và phát triển trong thời đại ngày nay để khẳng định mạnh mẽ phương hướng ưu tiên tập trung cho sự nghiệp giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế”. Nghị quyết còn chỉ rõ: “với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế chúng ta sẽ càng có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn”.
Trong tình hình mới, để tạo điều kiện và cơ hội giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế, Nghị quyết 13 Bộ Chính trị xác định quan điểm: trong quan hệ quốc tế, chúng ta phải “thêm bạn, bớt thù”, ra sức tranh thủ các nước anh em bầu bạn và dư luận rộng rãi trên thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu bao vây, cô lập ta về kinh tế, chính trị; kiên quyết chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đối thoại, đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình; lợi dụng sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới để tranh thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế; kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, ra sức đa dạng hóa quan hệ.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (3/1989), tiếp tục quán triệt chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị – kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (3/1990), coi việc mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm “thêm bạn, bớt thù” là một trong những nhiệm vụ cấp bách và quán triệt không để các vấn đề cục bộ, tạm thời, thứ yếu cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của ta; nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, đoàn kết quốc tế phù hợp với tình hình mới; đa dạng hóa quan hệ quốc tế; đẩy lùi từng bước chính sách bao vây, cấm vận đối với nước ta.
Có thể nói, nội dung đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng ta được khởi xướng từ Đại hội VI, sau đó được Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết tiếp theo của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương ( khóa VI ) phát triển, đã thể hiện rõ sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của nước ta trước tình hình mới. Sự điều chỉnh này đã đặt nền móng cho chiến lược đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Mô hình chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu; các thế lực đế quốc tăng cường sử dụng chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, Đảng ta nhấn mạnh yêu cầu của công tác đối ngoại là phải nhận thức kịp thời và dự báo được những diễn biến trong quan hệ quốc tế để có những chủ trương đối ngoại phù hợp.
Đáp ứng yêu cầu đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII cùa Đảng (6/1991) tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại và đề ra đường lối đối ngoại là đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế. Theo quan điểm của Đảng ta, đa dạng hóa quan hệ có nghĩa là mở rộng quan hệ trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật đến các quan hệ về Nhà nước, về Đảng và các tổ chức đoàn thể xã hội. Đa phương hóa, có nghĩa là quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau, với các tổ chức thuộc các xu hướng về chế độ - chính trị xã hội khác nhau, với các tổ chức phi chính phủ…
Tại Đại hội này, Đảng ta đã xác định: chỉ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí MInh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam. Thế l1 về đường lối đối ngoại, Đảng ta đã vận dụng tư tưởng ngoại hgiao của Hồ Chí Minh: "làm bạn với mọi nước dân chủ và không gây thù oán với ai" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 5, trang 220). Tư tưởng "thêm bạn, bớt thù" được Đảng ta khẳng định một lần nữa. Hơn nữa, trong điều kiện mới, tư duy xác định "bạn, thù" theo tiêu chí củ (cùng phe là bạn, khác phe là thù) không còn phù hợp, mà đòi hỏi phải mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn. Từ đó, Đại hội VII đã xác định phương châm đối ngoại là Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Trong giai đoạn mới, mục tiêu chung của các quốc gia là hòa bình, độc lập và phát triển. Các nước có thể có chế độ chính trị khác nhau, có điểm xuất phát từ kinh tế, chính trị, xã hội không giống nhau, thậm chí mục tiêu tiến lên khác nhau, nhưng vẫn có thể tỉm thấy tiếng nói chung trên nhiều vấn đề mà mỗi nước quan tâm. Quan hệ quốc tế rộng mở, đa phương (bao gồm song phương và đa phương) và đa dạng được Đảng ta khẳng định theo chiều hướng cởi mở vì mục tiêu ổn định và phát triển.
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (6/1992) đã nhấn mạnh việc mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật, cả về Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi chính phủ, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; bảo vệ, phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy những truyền thống và bản sắc tốt đẹp của nền văn hoá dân tộc. Mở rộng cửa để tiếp thu cái tốt: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, tiếp cận thị trường thế giới; nhưng phải đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường, hạn chế đến mức tối thiểu những mặt tiêu cực phát sinh trong quá trình mở cửa.
Xuất phát từ tình hình thế giới, chiến lược của các nước lớn và các xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994) chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt với tất cả các nước, trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo là: giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng ta có quan hệ.
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã thể hiện sự tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng ta trước tình hình mới, đồng thời phản ánh tính tích cực, chủ động của Đảng ta trong việc nắm bắt tình hình và xử lý một cách sáng suốt, kịp thời các tình huống trong quan hệ quốc tế.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) đã tổng kết đánh giá công tác đối ngoại sau 10 năm đổi mới. Đại hội chỉ rõ: "Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp phằn giữ vững hòa bình, phá thế bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước" (Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, trang 63). Trên cơ sở những thành tựu của công tác đối ngoại và đặc điểm tình hình thế giới, Đại hội VIII đã tiếp tục khẳng định: "Củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa đê đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội" (Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, trang 120). Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới, Đảng ta chỉ rõ phải tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại. Trong quan hệ với các nước, ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN; không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống; coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế – chính trị thế giới; đoàn kết với các nước đang phát triển, với phong trào không liên kết; tham gia tích cực và đóng góp cho hoạt động của các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế. Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, đảng công nhân, các lực lượng cách mạng; quan hệ với các đảng cầm quyền, mở rộng ngoại giao nhân dân, các đoàn thể, các hội, các doanh nghiệp với các đối tác. 
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (12/1997), nhấn mạnh việc phát huy tốt nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế là vấn đề cơ bản quyết định thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và duy trì sự phát triển bền vững cho đất nước. Trong mối quan hệ giữa nội lực và nguồn lực bên ngoài, Đảng ta nhấn mạnh: Nếu không độc lập, tự chủ, không phát huy đầy đủ nội lực thì không thể đứng vững và đi lên một cách vững chắc và cũng không thể khai thác tốt hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Mặt khác, trong thời đại ngày nay, nếu chúng ta không mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm và thị trường bên ngoài, thì Việt Nam khó thoát khỏi nguy cơ tụt hậu. Vì vậy, Đảng yêu cầu phải nắm vững và quán triệt sâu sắc phương châm: giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế; động viên cao độ nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ nguồn lực tối đa bên ngoài; xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu. 
Sự phát triển đường lối đối ngoại của Đảng được xác định rõ hơn trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001), trong khi khẳng định toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, Đảng ta đồng thời chỉ rõ xu thế này đang bị chi phối bởi các nước phát triển, gây nên sự bất bình đẳng và nguy cơ đối với các nước đang phát triển. Chính vì vậy, cần phải quán triệt cụ thể hơn quan điểm độc lập, tự chủ. Đại hội làm rõ hơn quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước” (Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 25-26). Mở rộng quan hệ với các nước nhưng không để nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc và bị sự chi phối của bên ngoài.
Điểm mới về quan điểm đối ngoại ở Đại hội IX là lần đầu tiên  Đảng ta khẳng định: phải chủ động hội nhập về kinh tế. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc bối cảnh thế giới và quan hệ chính trị quốc tế, đồng thời từ chỗ cảm nhận đầy đủ “thế” và “lực” của đất nước sau 15 năm đổi mới, Đại hội IX đã phát triển phương châm “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” của Đại hội VII thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” (Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 119). Điều này thể hiện bước phát triển mới về tư duy đối ngoại của Đảng ta, đồng thời khẳng định vị thế mới của đất nước ta trong quan hệ quốc tế đương đại. 
Nhiệm vụ đối ngoại trong những năm tiếp theo được Đại hội IX chỉ rõ: tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là tư duy mới của Đảng trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Đảng ta chủ trương: "Xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lý và chương trình hành động cụ thể, phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế" (Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 120). Hướng ưu tiên cho hoạt động đối ngoại được khẳng định: coi trọng và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, đấu tranh loại bỏ vũ khí giết người hàng loạt, bảo vệ hòa bình, chống chạy đua vũ trang, góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở khẳng định những thành tựu quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đồng thời kiểm điểm những mặt yếu kém của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua, Nghị quyết Bộ Chính trị đã tập trung làm rõ hơn mục tiêu và những quan điểm chỉ đạo của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Về quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết yêu cầu quán triệt chủ trương đã được xác định tại Đại hội IX là: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. Ngoài ra, Nghị quyết còn nhấn mạnh các quan điểm: hội nhập kinh tế là sự nghiệp của toàn dân; hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức; phải nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước vừa đáp ứng quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng. Nghị quyết đề ra 9 nhiệm vụ cụ thể và 6 biện pháp tổ chức thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa nguồn lực bên ngoài để tạo thế và lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong thế kỷ XXI.
Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (05/1/2004), đã tiến hành đánh giá kiểm điểm nửa nhiệm kỳ đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội IX cùa Đảng và đề ra một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX trong những năm tiếp theo. Về hội nhập kinh tế quốc tế, Hội nghị nhấn mạnh, trong hai năm tới, phải có bước đi mạnh mẽ hơn, với quyết tâm cao hơn về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện có hiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của lợi ích cục bộ làm kìm hãm tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thu hút mạnh hơn nữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là đầu tư của các công ty đa quốc gia, coi đó là biện pháp rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và thâm nhập thị trường quốc tế… Xóa bỏ quy định không cho nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực ta có thể tự làm vì chủ trương này trên thực tế chỉ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong nước muốn né tránh cạnh tranh, bất lợi cho nền kinh tế, cho người tiêu dùng và không phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tóm lại, quan điểm đối ngoại rộng mở do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đã được các Đại hội và các Hội nghịi Trung ương, Bộ Chính trị từ khóa VI đến khóa IX tiếp tục bổ sung, phát triển ngày càng hoàn chỉnh đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, xác lập vị thế của nước ta trên trường quốc tế, góp phần quan trọng vào sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
iii. Thành tựu của hoạt động đối ngoại từ đường lối đối ngoại đổi mới của đảng.
Thực hiện đường lối chính sách đối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động đối ngoại đã thu được những thành tựu cực kỳ to lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ta trong 15 năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI.
Thành tựu to lớn của hoạt động đối ngoại trong thời kỳ đổi mới là đã tạo thế, tạo lực và tạo đà cho đất nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, phá thế bao vây cấm vận, bị cô lập, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ thời cơ, đẩy  lùi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trên thế giới.
Nhận rõ xu hướng phát triển của lịch sử nhân loại, tổng kết thực tiễn 10 năm (1975 - 1985) cả nước định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, với những thắng lợi và cả những thất bại, những khuyết điểm, Đảng chủ trương đổi mới toàn diện đất nước. Về đối ngoại đã mở rộng, hội nhập, phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, hội nhập với các nước trong khu vực. Cùng với việc giải quyết tốt các vấn đề Campuchia, chúng ta rút hết quân tình nguyện Việt Nam sang giúp bạn về nước năm 1989 đã làm cho các nước trên thế giới hiểu nghĩa cử hào hiệp sáng ngời chính nghĩa, đầy thiện chí của Việt Nam, kính trọng nhân dân ta, gạt mũi nhọn của Mỹ và các nước thù địch lợi dụng vấn đề này để tuyên truyền chống phá Việt Nam.
Giải quyết tốt mối quan hệ láng giềng hợp tác hữu nghị thân thiết với các nước láng giềng. Bình thường hóa quan hệ với Trung Qíôc năm 1991. Sau khi bình thường hóa quan hệ ta đã ký kết các hiệp định biên giới trên bộ, trên biển, hiệp định đánh bắt cá vùng biển Đông với Trung Quốc. Ký kết các hiệp định song phương giải quyết các vấn đề còn tồn đọng về biên giới với các nước láng giềng Lào và Campuchia, tạo sự ổn định trong quan hệ với các nước này.
Có lộ trình thích hợp để gia nhập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). Tháng 7/1992, Việt Nam ký hiệp ước Bali trở thành quan sát viên của tổ chức này. Đến tháng 7/1995, Việt Nam  được kết nạp là thành viên chính thức của tổ chức ASEAN. 
Tháng 6/1996, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC). Đến tháng 11/1998, Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức của APEC,
Kết quả của đường lối đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa với tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1995, khép lại quá khứ hướng tới tương lai. Việt Nam đã có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị khác nhau. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với hơn 170 nước. Là đối tác thương mại của 153 quốc gia và gần 500 tổ chức phi Chính phủ, trong đó có 380 tổ chức có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Có quan hệ tốt với các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản, công nhân, phong trào đấu tranh của lực lượng tiến bộ trên thế giới. Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với gần 200 đảng phái trong đó có 101 đảng cộng sản và đẩy mạnh quan hệ với các đảng cầm quyền. Nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội thăm các nước. Nước ta cũng đã đón nhiều nguyên thủ các nước lớn đến thăm và làm việc tại Việt Nam những năm gần đây.
Nhờ đường lối đối ngoại đúng đắn, Việt Nam đã có chính sách rõ ràng, ổn định thu hút được vốn đầu tư ngày càng nhiều từ các nước có nền kinh tế và thương mại phát triển cao, các trung tâm kinh tế phục vụ cho sự phát triển đất nước. Tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, các nhà tài trợ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á (ADB), Nhật Bản, EU đã dự định tài trợ cho Việt Nam hàng tỷ USD mỗi năm. Mỗi năm có khoảng 80 triệu đôla thuộc các tổ chức phi Chính phủ viện trợ cho Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về nước khoảng 2,4 tỷ USD (riêng năm 2004 đạt 3 tỷ USD) góp phần vào cân bằng cán cân thanh toán ngoại tệ. Đối ngoại đã góp phần đẩy mạnh vận động người Việt ở xa Tổ quốc đóng góp cho phát triển quan hệ với các nước và chuyển giao vốn, công nghệ tái thiết đất nước. Đã có hơn 200 trí thức Việt kiều về nước để làm việc và 156 trí thức đăng ký chuyển giao tri thức và công nghệ cho các dự án theo luật đầu tư nước ngoài với số vốn hàng chục triệu USD. Đối ngoại góp phần thúc đẩy kim ngạch buôn bán song phương và đa phương ngày càng tăng trên tất cả các thị trường, các khu vực trên thế giới.
Hoạt động đối ngoại đã tạo cho Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các diễn đàn quốc tế và khu vực. Việt Nam đã có tiếng nói ở Liên hợp quốc: là Phó Chủ tịch Hội đồng khoá 57, thành viên của Uỷ ban nhân quyền, Hội đồng chấp hành UNESCO, thành viên Hội đồng chấp hành chương trình phát triển Liên hợp quốc. Việt Nam đã có đóng góp vào tiến trình hợp tác ASEAN, thực hiện chương trình hành động Hà Nội, thúc đẩy lộ trình tham gia AFTA vào năm 2006, phát triển hành lang Đông - Tây, hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, tiếp tục trao đổi với nhóm cộng tác viên giải quyết các vướng mắc để gia nhập WTO. Đối ngoại còn đóng góp to lớn vào tổ chức thành công các hội nghị quốc tế và khu vực, được tín nhiệm giao tổ chức hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế á - Âu (ASEM) lần thứ năm vào năm 2004 và Hội nghị cấp cao APEC năm 2006.
Với chính sách đối ngoại đúng đắn, rộng mở và đa dạng Việt Nam đã giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đập tan, giải quyết tốt những vấn đề nổi cộm do chủ nghĩa đế quốc dùng âm mưu "diễn biến hoà bình" thông qua việc giúp các tổ chức phản động chuyển lửa về quê hương, kích động các vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Nghệ An…
Quán triệt quan điểm, đường lối chính sách đối ngoại của Đảng, các hoạt động đối ngoại của Đảng tiếp tục được triển khai đồng bộ, chủ động, tích cực đang thu được nhiều thành tựu rất to lớn. Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, thế giới đang có những diễn biến phức tạp, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, bảo vệ định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh trật tự và phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI.

 KẾT LUẬN
Xuất phát từ đặc điểm tình hình thế giới và tình hình trong nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã quyết định đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới đường lối đối ngoại của Việt Nam. Trải qua các kỳ Đại hội lần thứ VII, VIII, IX của Đảng và các Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương, các Nghị quyết của Bộ Chính trị, đã từng bước bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và thích ứng với tình hình quốc tế. Đó là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.
Với đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng, hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong gần 20 năm qua đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam. Mở rộng được quan hệ song phương và đa phương với nhiều nước trên thế giới; tham gia và gia nhập vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vữc, thu hút được một khối lượng lớn vốn từ bên ngoài cùng nhiều công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Đối ngoại cũng góp phần đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế nước ta có bước phát triển mới, tạo ra thế và lực của Việt Nam vững bước đi lên trên thương trường và chính trường quốc tế trong thế kỷ XXI./.

Read more…